Tam Ly Hoc - Xa Hoi Hoc - K38 - DHTH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Các lý thuyết về hành động xã hội - Phần V

Go down

Các lý thuyết về hành động xã hội  - Phần V Empty Các lý thuyết về hành động xã hội - Phần V

Bài gửi  Nguyen Hong Ha Sun Nov 11, 2007 9:40 pm

Bùi Thế Cường
Tạp chí Khoa học xã hội

Parsons đưa ra quan niệm "voluntarism", theo nghĩa như là những quá trình ra quyết định mang tính chủ quan của chủ thể, nhưng những quyết định này lại là kết quả của những câu thúc mang tính chuẩn mực cũng như của tình huống. Như vậy, hành động chủ động bao gồm các yếu tố cơ bản sau đây:

Chủ thể hành động là những cá nhân.

Các chủ thể theo đuổi các mục đích.

Chủ thể phát triển các phương tiện khác nhau để đạt mục đích.

Chủ thể đối mặt với những hoàn cảnh khác nhau, những hoàn cảnh gây tác động đến việc lựa chọn mục đích và phương tiện.

Chủ thể bị điều khiển bởi các giá trị và chuẩn mực tác động đến việc lựa chọn mục đích và phương tiện.

Từ lý luận hành động xã hội Parsons đi đến lý luận về hệ thống xã hội. Chủ thể được định hướng vào các tình huống bởi động cơ và giá trị, gọi là các phương thức định hướng. Có ba kiểu động cơ: nhận thức (nhu cầu thông tin). cảm xúc (cathectic, nhu cầu gắn kết mang tính cảm xúc), và lượng định (nhu cầu về sự đánh giá). Tương tự là ba kiểu giá trị: nhận thức (lượng định theo chuẩn khách quan), tán thưởng (lượng định theo chuẩn thẩm mỹ), và đạo đức (lượng định theo sự đúng sai).

Những phương thức định hướng khác nhau ở chủ thể tạo ra những kiểu hành động khác nhau. Theo Parsons, có ba kiểu hành động: công cụ (hành động định hướng rõ ràng vào việc thực hiện mục tiêu một cách hiệu quả), biểu cảm (hành động nhằm thoả mãn cảm xúc), và đạo đức (hành động liên quan đến việc thực hiện chuẩn mực về sự đúng sai).

Khi các chủ thể với những định hướng hành động nhất định tương tác với nhau, họ sẽ tạo ra những thoả thuận và khuôn mẫu tương tác, dẫn đến sự thiết chế hóa. Các khuôn mẫu được thiết chế hóa, theo Parsons, chính là hệ thống xã hội. Người ta có thể mô tả lý thuyết hành động thuyết bắt đầu bằng một chủ thể, người đóng vai trò (cá nhân hay một tập thể). Chủ thể có động cơ hành động để đạt được một mục đích mà hệ thống văn hóa đã xác định. Hành động tiến hành trong một tình huống gồm các phương tiện (công cụ, nguồn lực) và điều kiện (trở ngại, câu thúc), chúng làm cho tình huống mang tính không ổn định, không chắc chắn. Mọi yếu tố trên chịu sự điều chỉnh của các tiêu chuẩn mang tính chuẩn mực của hệ thống xã hội. Chủ thể không thể bỏ qua các quy tắc, chúng quy định các mục đích và cách mà chủ thể phải ứng xử, những kỳ vọng mang tính chuẩn mực phải được chủ thể đáp ứng, người đã được gắn cho động cơ theo đuổi các mục đích. Các chuẩn mực được nội tâm hóa, nên chủ thể được tạo nên động cơ hành động một cách tương thích. Các chuẩn mực được hệ thống văn hóa hợp pháp hóa.

Hành động luận và can thiệp xã hội học: Alain Touraine

Mặc dù, ngay từ đầu lịch sử xã hội học đã , xuất hiện song đề cấu trúc đối lập hành động phản ánh hai khuynh hướng tương phản nhau trong xã hội học. song thuật ngữ hành động luận chỉ xuất hiện trong thập niên 1960 gắn với tên tuổi của Alain Touraine, một nhà xã hội học Pháp. Ông muốn thay thế một xã hội học về xã hội bằng một xã hội học về chủ thể hành động. Hành động luận của Touraine chủ trương đặt tác nhân vào vị trí trung tâm của xã hội học: tác nhân không phải là bộ phận hợp thành mà là chủ thể của hệ thống xã hội. Đi xa hơn, Touraine cho rằng điều này là để nói cả đến nhà xã hội học nữa: chúng ta cũng là một tác nhân trong đó, có lập trường rõ ràng chứ không phải là cố gắng càng “khách quan” càng tốt như nhiều trường phái lý thuyết khác chủ trương.Vì vậy, nhà xã hội học cần cam kết với một chủ thuyết, đồng thời là một phương pháp, gọi là “can thiệp xã hội học".

Do sự phát triển của sản xuất và công nghệ, đặc biệt công .nghệ thông tin và viễn thông, xã hội hậu công nghiệp hoặc xã hội đã công nghiệp hóa phát triển đầy đủ có những khả năng chưa từng thấy trong việc sử dụng và chi phối quyền lực, dẫn đến khả nặng - "làm nên lịch sử" (một mệnh đề then chốt trong lập luận của Mác). Tuy nhiên, theo Touraine, phần đông công dân cờn bị nhiều trở ngại trong tiếp cận với những nguồn lực ấy. Các phong trào xã hội có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc khắc phục tình trạng trên. Nói cách khác: những hành động xã hội tích cực "làm nên lịch sử" phải là trung tâm của đời sống xã hội hôm nay, và do đó của nghiên cứu xã hội học. Theo hành động luận với tính cách là quan điểm lý thuyết và theo can thiện xã hội học với tính cách là phương pháp rút ra từ quan điểm lý thuyết ấy, thì nhà xã hội học phải trở thành một thành viên đầy đủ và tích cực của phong trào xã hội.

Đó là thực địa xã hội học của nhà nghiên cứu. Touraine cho rằng xã hội học hành động như ông chủ trương dĩ nhiên sẽ đầy mâu thuẫn nhưng sẽ đa dạng hơn và hợp lý hơn.

Một cố gắng tổng hợp nữa của Giddens

Ciddens cố gắng khắc phục sự khác biệt giữa tiếp cận cấu trúc và tiếp cận hành động xã hội. Ông cho rằng thông thường các nhà lý luận hoặc đặt mình vào cấu trúc là tính chất câu thúc của chúng. hoặc vào hành động và ý nghĩa. Giddens chủ trương vùng nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội chẳng phải là kinh nghiệm của các chủ thể, cũng chẳng phải là sự tồn tại của một hình thái tổng thể xã hội nào mà là các thực tiên xã hội được xếp đặt qua không gian và thời gian (Giddens: 1984).

Luận điểm cơ bản của ông rất đơn giản: cấu trúc và hành động là hai mặt của một đồng xu. Cả cấu trúc lần hành động không thế tồn tại một cách độc lập chúng liên quan với nhau một cách sâu sắc. Hành động xã hội tạo nên cấu trúc, thông qua hành động mà cấu trúc được sản xuất và tái sản xuất, cấu trúc vừa hạn chế vừa là nguồn lực của hành động. Từ đó, Giddens đề xuất thuật ngữ "cấu trúc hóa". Để giải thích luận điểm của mình, Giddens lấy ví dụ về sự liên hệ là khác nhau giữa ngôn ngữ và lời nói. Ngôn ngữ thể hiện một cấu trúc các quy tắc phải tuân theo để có thể hiện được nhau. Nhưng lời nói là thực tế các hành động trong ngôn ngữ, các quy tắc ngôn ngữ quy định lời nói nhưng cũng là nguồn lực cho lời nói, lời nói lại tạo ra và tái tạo ra ngôn ngữ.

Thay lời tạm kết: Những hàm ý thực tiễn

Xã hội học là một khoa học về xã hôi, vì thế mọi người ở mọi lĩnh vực và cấp độ hoạt động đều có thể và nên vận dụng vào cuộc sống, cho nên những hàm ý của mọi tri thức xã hội chắc chắn thể hiện ra ở mọi cấp độ. Trên giá nhiều cửa hàng sách, ta luôn thấy cả loạt những cuốn dạy ta hiểu cách sống (tức là cách quan hệ với người khác) trong hôn nhân và gia đình. trong thương trường và nơi làm việc. Người ta cũng dạy cả cách cư xử với chính bản thân mình nữa. Khi tư vấn cho ta, những tác giả ấy đề cập vấn đề từ cấp độ triết học đến những kỹ năng cụ thể. Đằng sau mọi phiên bản đa dạng của những cuốn sách kiểu ấy, cái chung của chúng là triết lý về hành động xã hội. Ấy là đối tượng ("công việc") duy nhất của chúng ta, những con người, là hành động của mình và của người khác và hành động xã hội có nghĩa là những "ý nghĩa" gắn với hành động. Do đó, hãy cố gắng hiểu (thông điệp) hành động của người khác và đưa ra (thông điệp) hành động của mình một cách "đúng" và lương tác hành động tuân theo và (đồng thời) tạo ra những khuôn mẫu, hiển nhiên chúng là sự câu thúc (hạn chế, định hình) hành động của chúng ta, nhưng cũng có thể (và thực ra là như vậy) chỉ là "khung tham khảo". Nghĩa là ta cần và có thể "làm khác đi", "vượt lên" chúng coi chúng là "nguồn lực" của hành động chứ không phải là cái "lồng sắt” (chữ dùng của Weber) phải tuyệt đối tuân thủ. Từ khóa then chốt của những cuốn giáo trình về cách sống này là "tích cực", "thay đổi", "khác đi".

Điều đúng với cấp độ cá nhân thì cũng đúng với mọi cấp độ trên cá nhân: gia đình, tổ chức, cộng đồng, thiết chế, Nhà nước, dân tộc, loài người. Vì thực ra ở cấp độ nào dù lớn đến đâu thì đơn vị tác nhân vẫn là những cá nhân cụ thể.

Theo quan sát của tác giả bài viết, hiện nay nhiều chương trình giảng dạy và giảng viên môn xã hội học hoặc những lĩnh vực liên quan đến xã hội học vẫn dựa trên những mặc định tư tưởng và tập quán đã bị vượt qua trên thế giới từ vài thập niên trước (quá nhấn mạnh vào quy luật, cấu trúc tính tất yếu...). Về mặt học thuật, chỉ nói đến khía cạnh này thì hoàn toàn không phản ánh đầy đủ diện mạo tư tưởng xã hội hiện đại nửa sau thế kỷ XX. Quan trọng nữa là về mặt thực tiễn, thông điệp hàm ý (hoặc ẩn ngầm hoặc không có ý thức) của nó có xu hướng khích lệ người ta chỉ thấy một chiều những câu thúc, chấp nhận những tính tất yếu, cái xã hội khách quan và một diễn ngôn thông dụng hơn trong đời thường: định mệnh, số phận. Kết quả phụ kèm theo là nó không trang bị cho người ta tính sẵn sàng thay đổi đón nhận vai trò "chủ thể hành động". Sự nhấn mạnh thái quá và một chiều nói trên thể hiện khuynh hướng tôi muốn gọi là "bái cấu trúc giáo" (vận dụng khái niệm bái vật giáo của Mác).

Xã hội học hành động xã hội giúp ta chú ý và nhấn mạnh đến một chiều cạnh khác của hiện thực xã hội đối lập với hệ tri thức mà tôi tạm gọi là hệ tri thức chức năng- cấu trúc - tiến hóa. trong hiện thực xã hội của xã hội học hành động, có một không gian rộng lớn dành cho chủ thể sáng tạo. Điều này rất quan trọng cho những con người đang sống trong những xã hội biến đổi nhanh: nó chỉ cho họ thấy rằng người ta có thể tạo nên tương đối nhanh chóng những cấu trúc xã hội hoàn toàn mới bằng hiểu biết và hành động xã hội. Không phải con người bị giam hãm trong những cấu trúc, thụ động chờ đợi cấu trúc "tự tiến hóa", mà cấu trúc là sản phẩm của hành động con người, hoàn toàn có thể và chỉ có thể "bị" thay đổi duy nhất bởi chính hành động con người.

Xã hội Việt Nam đang ở thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ. Nếu so sánh với khu vực và thế giới, khó có thể dự đoán rằng, với nhiều cách thức mà ta làm trong 15 năm qua, thì có thể khắc phục được sự tụt hậu của mình hay không. Do đó, việc nhấn mạnh vào chủ thể hành động như trong xã hội học hành động là rất quan trọng đối với người Việt Nam. Bởi vì ta đang cần thoát khỏi sự câu thúc của các "định luật" cấu trúc - tiến hóa gồm cả sự câu thúc của những tri thức phụ thuộc vào chúng, thay vào đó là chủ động tổ chức nên những cấu trúc - chức năng hiện tại của thời đại, thông qua chủ thuyết nhấn mạnh vào hành động xã hội. Như Mác đã nói: con người là chủ thể sáng tạo nên lịch sử và như xã hội học hành động hiện đại nói: cấu trúc và thiết chế là do con người tạo ra.


Theo Tạp chí Khoa học xã hội

Nguyen Hong Ha
Admin

Tổng số bài gửi : 22
Registration date : 09/11/2007

https://tamly-xahoi-k38.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết