Tam Ly Hoc - Xa Hoi Hoc - K38 - DHTH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Tham vấn tâm lý (phần 1)

Go down

Tham vấn tâm lý (phần 1) Empty Tham vấn tâm lý (phần 1)

Bài gửi  hapm Tue Mar 18, 2008 12:35 am

1. Tham vấn là gì? phân biệt tham vấn với tư vấn và với cố vấn
* Tham vấn là tiến trình trợ giúp, giúp đỡ, mối quan hệ tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ, thông qua đó nhà tham vấn sử dụng các kỹ năng, kiến thức chuyên môn, các chuẩn mực đạo đức để khơi dậy tiềm năng để họ tự giải quyết vấn đề.
 tham vấn là một quá trình: có mở đầu, có diễn biến và có kết thúc.
 Hoạt động tham vấn nhằm giúp con người tự giải quyết vấn đề tâm lý xã hội của chính họ.
 Thông qua tham vấn con người có khả năng nâng cao khả năng thích nghi và cải thiện cuộc sống
* Phân biệt tham vấn, tư vấn, cố vấn
Giống nhau: Cùng là quá trình tác động làm thay đổi nhận thức hành vi, cảm xúc của thân chủ.
Khác nhau:
- Tư vấn là cho lời khuyên, cung cấp thông tin, thời gian nhanh hơn, nhà tư vấn tích cực chủ động hơn.
- Cố vấn là tham mưu một vấn đề gì, cho lời khuyên
- Tham vấn là quan hệ cân bằng trong khi cố vấn trên dưới rất rõ
2. Mục đích ý nghĩa của tham vấn trong đời sống con người
Mục đích:
- Tạo ra một sự cân bằng về tâm lý, củng cố sức khoẻ tâm thần
- Ngăn ngừa những tình trạng, những vấn đề không tốt có thể xảy ra với đối tượng (không chỉ giải quyết vấn đề hiện tại mà cả trong tương lai)
- Giải quyết vấn đề và năng đề giải quyết vấn đề.
ý nghĩa:
- Hoạt động vì sự phát triển của con người (giúp thân chủ giải quyết vấn đề cũng là giúp họ tồn tại và phát triển)
- Ghi nhận sự đa dạng, phong phú và phức tạp ở mỗi đối tượng
- Ghi nhận các giá trị nhân phẩm của mỗi người - tôn trọng tính đơn nhất của mỗi thân chủ.
3. Phân tích ý nghĩa của giá trị và đạo đức nghề nghiệp trong tham vấn và khả năng áp dụng.
Các giá trị
* Gía trị:
- Theo Murie Pumphly: Gía trị là quan niệm về hành vi mong muốn do cá nhân hay một nhóm người đặt ra
- Theo Egan: Gía trị là hệ thống tiêu chí ảnh hưởng đến các hành vi của họ.
* Thực tiễn:
- Năng lực phải phù hợp
- Tôn trọng đối tượng dù họ là ai
- Sự trung thực với thân chủ, với bản thân
- Tính trách nhiệm cao, vì trách nhiệm mà làm việc hết mình, chia sẻ với đồng nghiệp.
Đạo đức nghề nghiệp (tham vấn chưa coi là nghề và chưa có hệ thống quy định trong pháp luật).
Một số quy định đạo đức trong tham vấn ở Việt Nam
- Tôn trọng và chấp nhận đối tượng:
+ Lắng nghe thân chủ, không áp đặt ý kiến của mình, tôn trọng ý kiến của họ dù có thể là khác mình.
+ Tư thế, tác phong luôn cởi mở, sẵn sàng tin vào sự thay đổi của đối tượng
- Giành quyền tự quyết cho đối tượng
+ Khách hàng là chủ thể, là người hiểu họ nhất, thân chủ phải tự tìm con đường phát triển cho họ. Thân chủ phải quyết định con đường đi.
+ Vai trò của nhà tham vấn là giúp họ thấy được cách đi có lợi cho họ nhất, giúp họ cách giải quyết vấn đề cả hiện tại và sau này.
- Không phán xét, lên án
+ Điều này liên quan mật thiết với các yếu tố trên. Không phê phán đối tượng không có nghĩa là ta đồng tình.
- Đảm bảo thông tin của đối tượng được giữ bí mật
+ Không gian riêng chỉ có 2 người
+ Vậy cơ quan điều tra có cho họ biết không?
* Các lý thuyết tham vấn có vai trò như một yếu tố nền tảng cung cấp cho chúng ta một sự hiểu biết hệ thống, toàn diện về đối tượng mà chúng ta hướng tới tác động. Nhờ hệ thống lý thuyết chúng ta hiểu được quá khứ, hiện tại của đối tượng cũng như dự đoán được những thay đổi trong tương lai của đối tượng.
Mỗi lý thuyết đều có hướng tiếp cận riêng của mình. Khi sử dụng thuyết phân tâm học nhà tham vấn nghiêng về tham vấn không hướng dẫn, nhưng có diễn giải. Cách tiếp cận nhân văn hiện sinh mà đại diện là Carl Roger lại nghiêng về mô hình tham vấn không hướng dẫn cũng không giải trình, họ coi việc giải trình là thuộc về thân chủ. Trong cách tiếp cận của tâm lý học Gestalt, đại diện là Perls, nhà tham vấn đóng vai trò là người hướng dẫn, vì họ cho rằng nhà tham vấn chủ động trong tương tác và thân chủ có khả năng kiểm soát định hướng của quá trình, do vậy nhà tham vấn có thể sử dụng các kỹ thuật diễn giải để giúp họ nhận thức được đúng đắn hơn.
Trên thực tế, các nhà tham vấn không chỉ áp dụng một lý thuyết đơn thuần mà họ thường áp dụng nhiều lý thuyết trong những trường hợp phù hợp sao cho mục tiêu của quá trình tham vấn là tạo ra sự thay đổi tích cực ở thân chủ được thực hiện.
hapm
hapm

Tổng số bài gửi : 16
Registration date : 17/03/2008

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết