Tam Ly Hoc - Xa Hoi Hoc - K38 - DHTH
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Các lý thuyết về hành động xã hội - Phần II

Go down

Các lý thuyết về hành động xã hội  - Phần II Empty Các lý thuyết về hành động xã hội - Phần II

Bài gửi  Nguyen Hong Ha Sun Nov 11, 2007 9:37 pm

Bùi Thế Cường
Tạp chí Khoa học xã hội
Ba khái niệm nền tảng của hành động xã hội

Để hiểu được nền tảng của hành động con người, xã hội học đề xuất ba khái niệm cơ bản: "ý nghĩa”, “chuẩn mực” và "giá trị”. Cùng với khái niệm hành động xã hội, ba khái niệm trên đồng thời là những thành phần tiên nghiệm của xã hội học, tức là đằng sau nó không còn gì để hỏi nữa.

Ý nghĩa

Weber là người đã đưa "ý nghĩa" trở thành một khái niệm cơ bản trong "xã hội học thấu hiểu của mình. Ông sử dụng khái niệm ý nghĩa để làm rõ tính đặc thù của hành động con người. Theo ông, để hiểu một hành động nào đó với tính cách là hành động xã hội, thì nhà xã hội học cần phân tích cái ý nghĩa chủ quan trong đó mà các chủ thể hành động đã chia sẻ với nhau.

George Herbert Mead là người đã nêu lên câu hỏi nghiên cứu: làm thế nào mà có được sự thích ứng lẫn nhau giữa hành động của các cá nhân khác nhau? ông cho rằng ý nghĩa chính là yếu tố trung tâm cho sự thích ứng lẫn nhau này. Trong tình huống tương tác, một chủ thể lựa chọn từ nhiều khả năng hiểu khác nhau, tìm ra một cái xác định, ý nghĩa cho phép người tiếp nhận hành động tiến hành một sự giải mã hành động (ý nghĩa của các biểu tượng thể hiện trong hành động).

Khái niệm "ý nghĩa” bao hàm những cơ sở sau. Thứ nhất, ý nghĩa giúp tạo ra một hình thái đặc thù cho sự cảm nhận, sự cảm nhận này làm cho hành vi của người khác trở nên có ý nghĩa và có thể hiểu được. Thứ hai, thông qua và vượt quá một tình huống hành động cụ thể, nó cho phép nhìn vào nền văn hóa mà nó thể hiện (văn hóa: mối quan hệ giữa các chuẩn mực và giá trị của một hệ thống xã hội).

Chuẩn mực

Khái niệm chuẩn mực có nguồn gốc từ tiếng lating, có nghĩa là quy tắc, sợi chỉ xuyên suốt. Người ta thấy chuẩn mực có trong đạo đức theo nghĩa các tiêu chuẩn hành vi, trong mỹ học và logic, trong kỹ thuật và ngôn ngữ hàng ngày. Nói đến chuẩn mực là nói đến một sự đánh giá, phán xử: cái gì phù hợp chuẩn mực tức là bình thường, cái gì ngược với chuẩn mực là lệch chuẩn, bất hình thường.

Trong lĩnh vực hành động xã hội, chuẩn mực là những quy tắc ứng xử được quy định rõ ràng, chúng tạo ra sự tiêu chuẩn hóa, điều khiến cho việc lặp lại các hành động và do đó các kỳ vọng hành động trở nên có thể tồn tại được. Giống như hành động xã hội, đối với xã hội học, chuẩn mực xã hội là một thành phần khái niệm tiên nghiệm của xã hội học. Nói cách khác, khái niệm chuẩn mực xã hội không thể được rút ra từ bất kỳ một khái niệm nào khác, nó thể hiện một hiện tượng tối nguyên thuỷ của cái xã hội.

Durkheim được xem là nhà xã hội học đầu tiên đề xuất vấn đề "tính chuẩn mực của cái xã hội". Đối với cách hiểu của Durkheim, cái xã hội tồn tại là một hiện thực có thể xác định mang tính sự vật, mà cơ sở của nó nằm trong tính chuẩn mực của các ứng xử xã hội. ông xem hiện thực này là thế giới của các sự kiện xã hội. Các chuẩn mực xã hội trở thành cái bên ngoài, nó giới hạn ý chí của con người trong quan hệ của họ với nhau. Chuẩn mực hóa có nghĩa là sự thiết chế hóa các quy tắc và tiêu chuẩn liên quan với nhau, loại trừ các khả năng khác. Mỗi sự chuẩn mực hóa gắn với một sự lựa chọn, điều này là một nguyên tắc cơ bản của sự hình thành cấu trúc xã hội. Các chuẩn mực tạo ra một khuôn khổ cho hành động, như vậy chúng phải có tính trừu tượng, khác với mọi kiểu hành động cụ thể. Chuẩn mực thể hiện cái chung, "kiểu điển hình" cửa hành động. Định hướng qua lại của hành động của nhiều cá nhân và việc xây dựng nên các quan hệ xã hội chỉ có thể có được khi các cá nhân hành động trên cơ sở những tiêu chuẩn và quy tắc được biết và được chấp nhận chung. Các tiêu chuẩn và quy tắc này được gọi là các chuẩn mực xã hội. Chuẩn mực xã hội được tiếp nhận trong quá trình xã hội hóa, được nội tâm hóa và được kết nối trong các quá trình thiết chế hóa.

Các chuẩn mực thể hiện rất đa dạng, có thể hệ thống hóa chúng theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, theo mức độ chặt chẽ và gắn với nó là mức thưởng phạt: các chuẩn mực buộc phải, cần phải, nên làm. Gắn liền với chuẩn mực là sự phán xử (thưởng phạt). Sự phán xử luôn gắn với tương tác hành động, bởi nếu không thì hành động không thể tiếp tục diễn ra và chuẩn mực không có cơ sở tồn tại. Sự củng cố các chuẩn mực dẫn đến việc hình thành những vai trò xã hội và kiểu hành động.

Giá trị

Giá trị là các nguyên tắc cơ bản định hướng hành động. chúng là những quan điểm. thái độ về những điều được mong muốn, về những quan niệm dẫn dắt trong văn hóa, tôn giáo, đạo lý và xã hội. Những định hướng giá trị thống trị trong một xã hội là khung cơ bản của văn hóa. Với tính cách là những nguyên tử của đời sống xã hội, các chuẩn mực chỉ có thể vận hành khi các chuẩn mực quan trọng nhất đối với hành động xã hội được kết nối với nhau, khi chúng được theo đuổi như là "đầy giá trị" (quan trọng, đúng đắn, chân lý) theo một ý nghĩa có tính đạo lý. Giá trị là những "chỉ dẫn đạo lý" dẫn dắt hành động con người. Chúng biểu hiện các ý nghĩa và mục tiêu mà các cá nhân và nhóm gắn với hành động của họ.

Những tiên đề của xã hội học hành động xã hội

Dựa trên những khái niệm có tính tiên nghiệm trình bày ở trên, xã hội học hành động xã hội đưa ra một số tiên đề nghiên cứu có thể tóm tắt dưới đây. - Con người hành động trong các tình huống nhất định trên cơ sở của các ý nghĩa mà tự họ gắn vào các hành động của bản thân và của đối tác.

Khi đi vào các tình huống hành động cụ thể mỗi người đều đã có một tri thức hàng ngày được cấu trúc hóa trước đó. Thế giới trong đó chúng ta hành động đã là một thế giới văn hóa, được lý giải. Đối với chúng ta là một thế giới có một ý nghĩa cụ thể.

Hành động là một quá trình có tính lý giải, diễn ra một cách mới, khác đi với các đối tác hành động. Trong quá trình đó, các ý nghĩa cấu trúc hóa nên những kỳ vọng.

Mỗi cá nhân đều ở trong tình trạng "hiểu ý nghĩa".

Các cá nhân hình thành từ xã hội hóa, tức là từ việc được trang bị các chuẩn mực và giá trị.

Văn hóa là một hệ thống các chuẩn mực và giá trị mà con người có thể hiểu được nó và chịu sự dẫn đắt của nó.

Con người đi tìm kiếm ý nghĩa và các giá trị văn hóa dẫn dắt nó.

Theo Tạp chí Khoa học Xã hội

Nguyen Hong Ha
Admin

Tổng số bài gửi : 22
Registration date : 09/11/2007

https://tamly-xahoi-k38.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết